Latest Posts

21 doanh nhân thành công chia sẻ bí mật giúp họ có thể tập trung trong công việc

Không có nhận xét nào:

 Ngày nay, công việc của một doanh nhân đồ sộ đến nỗi chúng luôn lấp đầy khoảng thời gian mà họ có được. Đó là một thế giới mà 24/7 thời gian dùng để gọi điện thoại, cắm mặt vào vi tính, làm việc trên email, sổ sách và các loại giấy tờ. Trong khi chúng ta đều có một quỹ thời gian như nhau vậy tại sao những người này lại có thể làm xong hàng tá công việc trong một ngày như vậy. Sau đây là chia sẻ của 27 doanh nhân thành đạt về cách mà họ sử dụng để có thể duy trì sự tập trung và hoàn thành tốt công việc của mình.


1. Đừng để việc kiểm tra hộp thư đến trong to- do list của bạn.




Tên: Tim Chen
Công tyNerdWallet 
Chiến lược: Mỗi ngày tôi luôn ưu tiên cho những việc cần thiết và sau đó tôi nghĩ về những việc tôi sẽ hoàn thành xong vào cuối tuần rồi gửi nó qua email cho nhân viên của mình, nó được gọi là "sự phản ánh". Cách này rất tuyệt để lấp đầy khoảng trống trong đầu, nếu không hộp thư đến và email sẽ trở thành to- do list trong ngày của bạn.


2. Đặt ra giới hạn thời gian




Tên: Daniella Yacobovsky
Công tyBaubleBar 
Chiến lược: Tôi rất kĩ càng trong việc thiết lập kế hoạch trong ngày của mình, và tôi luôn ưu tiên việc gì nên đặt lên hàng đầu trong danh sách này. Điều quan trọng là đưa ra giới hạn thời gian để thực hiện công việc đó. Tôi luôn hẹn giờ để hoàn thành một việc mà tôi cảm thấy nó có thể làm xong trong một đến hai tiếng đồng hồ. Điều này giúp tôi sắp xếp công việc một cách khoa học với khoảng thời gian mình có được.


3. Rèn luyện từng bước một




Tên: Oliver Kharraz
Công tyZocdoc
Chiến lược: Tôi đã nhận ra lợi ích từ việc học ở trường tu Jesuit. Chúng tôi đắm chìm vào các văn bản phức tạp và cố gắng tập trung hết mức có thể. Nó giống như một cách thiền định và hướng suy nghĩ vào mục tiêu.

Chọn ra một điều bạn muốn suy nghĩ và chỉ suy nghĩ về nó. Đừng để những thứ khác xâm nhập vào tâm trí bạn. Hãy thử trong năm phút đầu. Giống như cách bạn chạy nửa dặm để bắt đầu cuộc marathon và cuối cùng khi thuần thục nó bạn sẽ có thể tập trung trong nhiều giờ liền.


4.  Bước ra ngoài


Tên: Merrill Stubbs
Công ty: Food52
Chiến lược: Nghỉ giải lao. Tôi quyết định bước ra ngoài sau khi tôi đã hoàn thành một cái gì đó. Đi bộ một đoạn ngắn, nói chuyện với một nhân viên nào đó và uống một ly nước. Chúng tôi thường chỉ đi dạo xung quanh văn phòng của mình ở Manhattan.



5. Hoạt động thể chất


Tên: Ryan Holmes
Công tyHootsuite
Chiến lược: Một điều thực sự giúp tôi tập trung là việc tập thể dục.Sau khi chạy bộ, tập yoga hoặc đi ra ngoài và trượt tuyết ở vùng núi, tôi luôn quay lại với cảm giác sảng khoái và tập trung hơn.



6. Vứt điện thoại chỗ khác




Tên: Dave Rusenko
Công tyWeebly
Chiến lược: Tôi đặt ra nguyên tắc là bất cứ lúc nào tôi họp mặt, ăn tối hay uống nước với một ai đó, tôi sẽ không bao giờ kiểm tra điện thoại của mình để chắc chắn tập trung 100% vào người đối diện. Điều này cũng áp dụng trong các cuộc họp của chúng tôi. " Tắt laptops" của bạn trừ khi bạn là người thuyết trình. Điều này cho phép họ tập trung tư tưởng và tinh thần cho cuộc họp.


7. Đơn độc




Tên: Jeff Chapin
Công tyCasper
Chiến lược: Tôi phải loại bỏ những phiền nhiễu vụn vặt với một chiếc tai nghe nhạc không lời và một văn phòng không có người.


8. Giải quyết việc lớn đầu tiên


Tên: Angie Hicks
Công tyAngie’s List 
Chiến lược: Tôi có xu hướng thích tận hưởng những công việc lớn được hoàn thành vào buổi sáng. Không thể tránh khỏi chuyện một ngày của bạn sẽ kết thúc. Vì vậy hãy ưu tiên những việc lớn đầu tiên.


9. Sử dụng "câu hỏi số chín"




Tên: Whitney Wolfe
Công ty: Bumble
Chiến lược: Tôi áp dụng mẫu câu hỏi số 9. Vấn đề này sẽ là gì trong chín phút, chín giờ, chín ngày, chín tuần, chính tháng hoặc chín năm? Nếu nó thực sự quan trọng trong chín phút, chín giờ, chín ngày, chín tuần, chính tháng hoặc chín năm, hãy tập trung vào nó. Nếu nó không quan trọng trong chín phút, chín giờ hoặc chín ngày kể từ thời điểm hiện tại, không cần phải quan tâm

Khái niệm "chín" này đã giúp tôi dành thời gian cho những việc quan trọng thay vì mất thời gian để ứng phó với những điều không quan trọng.


10. Ăn mừng chiến thắng


Tên: Kara Goldin
Công tyHint
Chiến lược: Tập trung vào 3 việc mà bạn đã làm tốt gần đây rồi tự thưởng cho mình bằng cách làm những gì mà bạn yêu thích, đối với tôi là chơi thể thao. Nó giúp tôi có thêm cảm hứng để hoàn thành công việc của mình hơn.


11. Chăm sóc tốt bản thân


Tên: Bea Fischel-Bock
Công ty:  Hutch
Chiến lược: Chăm sóc tốt cho bản thân. Có những ngày tôi không ngủ đủ giấc hoặc uống quá nhiều rượu trong bữa tối làm sự tập trung của tôi trở nên suy giảm. Tôi đã kết thúc công việc một cách kém năng suất và hiệu quả.


12.  Học cách nói "không phải bây giờ" thay vì "không"


Tên: Daniel Lubetzky
Công tyKIND
Chiến lược: Là một doanh nhân, chúng ta luôn có khuynh hướng muốn tạo ra nhiều thành quả. Khi có rất nhiều điều bạn muốn làm, thật khó để nói "không" với bất cứ điều gì. Thay vào đó, tôi cố gắng nói "không phải bây giờ". Không phải bây giờ không có nghĩa là không bao giờ. Nó có nghĩa là bạn sẽ làm nó, khi đã hoàn thành việc trong ngày hôm nay.


13. Xóa sạch phiền nhiễu


Tên: John Zimmer
Công tyLyft
Chiến lược: Tôi đã xóa sạch những ứng dụng tin tức và thông báo trên điện thoại của tôi. Làm vậy tôi có thể tập trung tối đa vào công việc và giảm thiểu những mối bận tâm không đáng có.


14. Số ba ma thuật


Tên: David Bladow
Công tyBloomThat
Chiến lược: Trước khi đi ngủ vào tối chủ nhật, tôi lên kế hoạch mỗi ngày cho tuần tiếp theo. Ở trên cùng danh sách, tôi nêu bật ba nhiệm vụ quan trọng mà mình cần phải tập trung vào. Tôi sửa chữa và xem lại danh sách đó nhiều lần trong ngày. Nếu tôi không có một tấm bản đồ như vậy bạn sẽ rất dễ bị lạc đường. Nó giúp tôi biết rõ những gì cần làm trong tuần tới.


15. Giữ điểm mù cho bản thân


Tên: Carrie Dorr
Công tyPure Barre
Chiến lược: Giống như việc đua ngựa, nhiệm vụ của bạn là hướng thẳng tới đích mà không cần quan tâm đối thủ của bạn là ai. Giữ điểm mù cho bản thân giúp tôi tập trung vào những gì mình đang làm tiến thẳng lên phía trước nơi mà tôi muốn đứng đầu.


16. Đặt câu hỏi cho mọi thứ


Tên: Bastian Lehmann
Công tyPostmates
Chiến lược: Với đội ngũ của mình, chúng tôi luôn cố gắng đặt ra nhiều câu hỏi giả định. Chúng tôi không bao giờ muốn thức dậy và thấy rằng thế giới đã thay đổi xung quanh chúng ta. Cách tốt nhất để luôn sẵn sàng là đặt ra nhiều câu hỏi. Nếu bạn muốn nắm quyền quyết định hãy đứng trước mọi thứ và hiểu được sự thay đổi.


17. Hạn chế kiểm tra email


Tên: Heidi Zak
Công tyThirdLove 
Chiến lược: Tôi kiểm tra email một lần một giờ hoặc ít hơn. Nếu tôi kiểm tra quá nhiều lần tôi sẽ bị mất tập trung. Do đó tôi dành ra 5 đến 10 phút kiểm tra email và phần còn lại của thời gian để suy nghĩ về những gì mình cần làm.


18. Sử dụng các hoạt động không liên quan đến công việc


Tên: Katrina Lake
Công tyStitch Fix 
Chiến lược: Sử dụng khoảng thời gian để làm việc với những trên những hoạt động mà khó có thể bị phân tâm như chạy bộ hay nấu ăn, nó thực sự hiểu quả đối với tôi. Những ngày làm việc trên xe buýt để đến công ty, tôi cảm thấy tâm trí mình tập trung rất hiệu quả. Tôi thích khoảng thời gian này.


19. Chia nhỏ những nhiệm vụ lớn


Tên: Luis von Ahn
Công tyDuolingo
Chiến lược: Tôi không giỏi làm những việc phải mất vài tháng, nhưng tôi làm tốt những việc mà chỉ mất có nửa giờ. Tôi chia những công việc lớn thành những nhiệm vụ nhỏ trong khoảng từ 15 đến 30 phút.


20. Tĩnh lặng 


Tên: Scott Harrison
Công tyCharityWater
Chiến lược: Tôi luôn tìm kiếm khoảng thời gian tĩnh lặng bên ngoài công việc mà không điều gì có thể gây gián đoạn. Hãy tránh xa các thiết bị công nghệ và dành gian đi bộ hoặc ngồi trong công viên.


21. Đánh số vào to -do list của bạn


Tên: Ayah Bdeir
Công tyLittleBits
Chiến lược: Điều này trông thì đơn giản nhưng lại rất quan trọng để biết được điều gì quan trọng và cần ưu tiên. Trong lúc làm việc, nếu tôi cảm thấy một việc nào đó quan trọng hơn tôi sẽ đưa nó lại lên hàng đầu.
Read More

4 Điều CEO cần tập trung mỗi ngày để phát triển công ty

Không có nhận xét nào:

 Bạn có muốn công ty của mình phát triển?

Bạn có muốn doanh nghiệp của mình trở nên thành công?

Đây có thể là những câu hỏi ngớ ngẩn, nhưng đôi khi câu trả lời lại là không. Lí do là họ đều đang cảm thấy hạnh phúc tại vị trí của họ mà không có bất cứ động lực nào để tiến lên phía trước.

Đôi khi câu trả lời cho câu hỏi trên là có. Nhưng một số người lại thiếu kiến thức và cộng cụ để giúp mang lại điều mà họ muốn đạt được.

Tôi đoán rằng, khi bạn đang đọc bài báo này nghĩa là bạn đang muốn công ty mình phát triển. Để đạt được điều này, bạn cần tập trung vào những cách thức dưới đây để cải thiện hiệu suất làm việc của doanh nghiệp mình.




1. Đầu tư vào kiến thức

Rất ít người chịu trau dồi kiến thức sau khi họ rời trường đại học. Nhưng khi bạn tìm hiểu về những người giàu nhất thế giới, bạn sẽ nhận thấy rằng họ đọc mọi lúc mọi nơi. Họ liên tục học hỏi những điều mới mẻ.

Mọi tiến bộ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống luôn thay đổi từng ngày giống như cách bạn vận hành doanh nghiệp của mình, nên điều quan trọng là bạn phải theo kịp nó.

Những năm gần đây, tôi đã nói với đội ngũ của tôi rằng tôi không phải là CEO lãnh đạo công ty, nhưng tôi vẫn cam kết mình sẽ trở thành một CEO. Để làm được điều này tôi đã dành một phần tư thời gian đọc sách, gia nhập các đội nhóm làm chủ tư duy và tham dự nhiều hội thảo trong năm.

Tôi tích cực tập trung tìm kiếm cho mình sự huấn luyện và học tập kiến thức để giúp mình vượt qua giai đoạn kinh doanh hiện tại và đạt được những thành công mới. Tôi liên tục đầu tư vào bản thân, vào đội ngũ của mình. Tôi không thể mong đợi bản thân mình phát triển nếu tôi không làm việc với suy nghĩ sẽ trở thành một nhà lãnh đạo mà công ty cần trong năm tới hay thậm chí là mười năm nữa.

Đầu tư cho bản thân mình bởi vì bạn chính là người lãnh đạo, là bộ não của công ty. Đó là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp bạn phát triển nhanh chóng.

2. Đặt ra tầm nhìn.

Công việc của một lãnh đạo là phải đặt ra tầm nhìn cho công ty. Công ty bạn sẽ như thế nào trong 3 năm tới, 5 hay 10 năm nữa tính từ thời điểm hiện tại. Những sản phẩm mới hay chiến lược nào sẽ được xây dựng? Văn hóa làm việc nào là kim chỉ nam cho công ty bạn trong 12 tháng tiếp theo?

Bạn phải đặt ra tầm nhìn cho tương lai của doanh nghiệp. Nhiệm vụ này không thể được ủy thác. Nếu bạn là thuyền trưởng nhưng không xác định được nơi mình muốn đến, công ty bạn sẽ bị trôi dạt đi bất cứ nơi nào. Đó là lí do vì sao bạn phải dành thời gian để thiết lập và quản lí tầm nhìn dài hạn (từ 3 đến 10 năm) cho công ty mình.

3. Thiết lập chiến lược.

 


Như mọi CEO, bạn phải thiết lập chiến lược để giúp tầm nhìn trở thành hiện thực. Bạn không cần phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực để có một chiến lược hoàn hảo nhưng bạn phải tham gia vào việc lên kế hoạch hoặc phê duyệt đối với bản chiến lược bất cứ lĩnh vực nào ảnh hưởng đến tầm nhìn dài hạn của công ty. Đó là điều bắt buộc đối với những lĩnh vực cụ thể như thiết lập văn hóa, bán hàng hay tiếp thị sản phẩm...vv

Cá nhân tôi hỗ trợ phát triển chiến lược bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận hàng tháng, hàng quý và hàng năm với đội ngũ lãnh đạo của mình và những nhân viên có đóng góp quan trọng trong công ty. Tôi cũng có những cố vấn đáng tin cậy cho mình, những người hướng dẫn tôi qua việc kiểm tra những ý tưởng và đảm bảo rằng tôi đang đi đúng hướng trong việc giải quyết những mục tiêu của mình đề ra.

Bất cứ công ty bạn đang gặp khó khăn hay đang trên đà phát triển, điều bắt buộc là bạn phải tìm những người cố vấn sẵn sàng huấn luyện và đưa ra lời khuyên đối với những thử thách mà bạn gặp phải. Kinh nghiệm vô giá của họ sẽ có ích rất nhiều cho bạn.

4. Quản lí doanh thu.
Công việc CEO của bạn phải đảm bảo rằng bạn không bao giờ cạn kiệt nguồn tài chính. Nhiều nhà lãnh đạo giỏi nhưng ít người có khả năng xử lí nguồn ngân sách của họ.

Ngay cả khi bạn có nguồn lực đầu tư bạn vẫn phải đảm bảo rằng mình đang không để nó phung phí. Kiểm tra ngân sách của bạn kĩ lưỡng và thường xuyên. Nếu bạn muốn thành công trong một thời gian dài, bạn cần phải nhận thức được nguồn lực tài chính của bạn ngay bây giờ.

Hãy dành 80% của mình để thực hiện những điều trên và 20% còn lại dùng để giải quyết công việc kinh doanh của mình. Khi bạn quản lí được bốn điều này doanh nghiệp của bạn sẽ đạt được sự phát triển như mình  mong muốn.
Read More

4 Ứng dụng hữu ích giúp bạn bắt đầu công việc bán hàng trên facebook

Không có nhận xét nào:

 Hầu như ngày nay thương mại điện tử đang là lựa chọn hàng đầu hiện nay của người tiêu dùng. Các mạng xã hội nghiễm nhiên trở thành nơi cho các nhà kinh doanh khai thác bởi lợi ích truyền thông của nó. Nhưng ít ai biết được và tận dụng tối đa hiệu quả của nó để đem lại kết quả cao nhất. Nếu bạn đang đau đầu cho việc quảng bá sản phẩm trên facebook của mình hãy tìm đến những ứng dụng dưới đây để thiết kế cho mình một F-Shop riêng ngay bây giờ.

Apps to Help You Start Selling on Facebook -- Now


1. Beetailer

Nếu bạn đã có cửa hàng trực tuyến với các dịch vụ như Megato, Amazon webstore, Shopify hoặc Prestashop. Bạn có thể tạo một cửa hàng trên facebook bằng ứng dụng Beetailer, nó tự động kéo thông tin sản phẩm từ danh mục hiện tại của bạn vì vậy bạn không cần thiết phải liệt kê các mặt hàng. Chỉ cần chọn các sản phẩm đặc trưng và Beetailer sẽ tạo ra một tab cửa hàng tùy chỉnh trên trang của bạn

Khi khách hàng mua hàng, tất cả sẽ chuyển về cửa hàng của bạn để bạn có thể theo dõi dữ liệu của người mua ở một nơi. Beetailer cung cấp một loạt các công cụ quảng cáo cùng với các tùy chọn chia sẻ để bạn có thể tận dụng tối đa môi trường mạng xã hội.

Beetailer miễn phí ban đầu 50 sản phẩm. Tài khoản pro $50/ tháng sẽ xử lí tới 500 sản phẩm ngoài ra còn hỗ trợ qua email cùng các chương trình khuyến mãi không giới hạn. Người dùng cũng có thể lựa chọn gói $100 và $300 cho nhiều loại quảng cáo và nhiều tính năng hơn.


2. Bigcommerce

Nếu bạn chưa có cửa hàng trực tuyến, Bigcommerce là một lựa chọn hàng đầu cho bạn. Bắt đầu từ 24,95 đô la một tháng. Bạn có thể xây dựng một cửa hàng gồm 100 sản phẩm trên web và sau đó kết nối với cửa hàng đó bằng ứng dụng Socialshop.

Giống như Beetailer, ứng dụng này sẽ thu thập tất cả thông tin sản phẩm từ cửa hàng trực tuyến của bạn. Nhưng đối với Bigcommerce, khách hàng có thể hoàn thành toàn bộ giao dịch của mình từ duyệt đến thanh toán ngay trên trang bán hàng facebook của bạn.

Không có phí giao dịch hay giới hạn băng thông. Phí cố định hàng tháng chỉ tăng khi bạn thêm sản phẩm vào cửa hàng của mình. Bạn có thể trả $39,95 cho 500 sản phẩm hoặc $299,95 một tháng cho các sản phẩm và dung lượng không giới hạn.

3. Shoptab 

Shoptab là một ứng dụng facebook chạy dưới dạng một tab trên trang facebook của bạn. Bạn có thể kết nối nó với một cửa hàng trực tuyến hiện tại nhưng nó cũng hoạt động như một cửa hàng độc lập nếu bạn chỉ muốn bán trên facebook. Thiết lập ban đầu rất nhanh chóng và dễ dàng, tiếp theo bạn chỉ cần tải các sản phẩm của bạn bằng cách sử dụng một công cụ quản trị. Nếu bạn không có nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, bạn sẽ được chạy tất cả các giao dịch mua sắm của shoptab thông qua Paypal.

Nếu bạn bán trên thị trường quốc tế, Shoptab sẽ hỗ trợ 50 loại tiền tệ và hầu hết mọi ngôn ngữ. Shoptab có một danh sách dài các tính năng xã hội bao gồm tính năng sử dụng và gửi bài viết twitter, tính năng chia sẻ sản phẩm trên thị trường của bạn và "yêu cầu bạn bè đưa ra lời khuyên" - tính năng thúc đẩy việc chia sẻ thông tin.

Bạn có thể bắt đầu $10 một tháng cho tối đa 500 sản phẩm. Cuối cùng là $20 một tháng lên đến 5.000 sản phẩm và một trang "fan cuồng" đòi hỏi phải like nó trước khi bạn mua sản phẩm trên shop.

4. Soldsie

Thay vì thêm một tab cửa hàng, Soldsie bán sản phẩm của bạn thông qua các bài đăng facebook. Tải ảnh lên, đưa ra giá và mô tả sản phẩm vào bảng điều khiển Soldsie rồi lên lịch "sự kiện của bạn". Tại một thời điểm xác định mục này sẽ xuất hiện trên trang facebook của bạn giống như mọi bài đăng khác. Để mua sản phẩm, khách hàng sử dụng facebook kết nối để đăng nhập rồi gõ "bán" vào hộp nhận xét. Sau đó Soldsie gửi cho họ một hóa đơn Paypal và sau khi hóa đơn thanh toán bạn gửi sản phẩm đến khách hàng vậy là giao dịch thành công.

Nhược điểm của Soldsie là định dạng không bình thường có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Mọi người mua sắm trực tuyến và thủ tục check-out sản phẩm bằng cách gõ "bán" như đặt hàng trên một phương tiện khiến họ không thoải mái.

Nhưng lợi thế là Soldsie cho phép doanh số bán hàng miễn phí đầu tiên của bạn là $700 đô la. Sau đó họ phải mất 3% hoa hồng mỗi lần bán hàng. Không có lệ phí hàng tháng và không có lệ phí để bắt đầu vì vậy nó hoàn hảo cho cả người mới bắt đầu kinh doanh hoặc một nghệ nhân nào đó muốn bán các mặt hàng của mình

Read More

5 cách loại bỏ cơn lo âu tức thời của bạn

Không có nhận xét nào:

1. Hát


Không những việc cất lên một bài hát nào đó có thể đánh lừa não bộ mà nó còn làm tâm trạng của bạn nhẹ nhõm và phấn chấn hơn. "Hát hay không bằng hay hát" bạn không cần phải hát thật hay, bạn chỉ cần ngân nga một bài hát nào đó mà bạn thích và cố gắng tập trung tư tưởng vào lời bài hát. Tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện và nỗi lo lắng sẽ qua đi. Bạn có thể hát bao lâu tùy ý miễn là bạn có thể kiểm soát được cơn lo âu của chính mình trong cuộc sống.



2. Viết suy nghĩ ra giấy


Bây giờ mỗi khi cơn lo lắng xuất hiện bạn hãy viết suy nghĩ của mình về nó ra giấy. Hãy mô tả về chủ đề bạn đang âu lo và những hệ quả có thể xảy ra cùng với đó là suy nghĩ của bản thân về nó. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thức được rằng sự việc không đến nỗi quá nghiêm trọng như bạn nghĩ. Chỉ là do bạn tự phóng đại lên bởi chứng rối loạn tâm lí mà bạn đang gặp phải mà thôi.



3. Nói ra lo lắng của mình



Việc chia sẻ với người khác cũng giúp bạn vơi bớt đi nỗi lo tồn tại trong bản thân mình. Hãy nói về nó với những người xung quanh đang hiện diện trong khoảng khắc đó. Hãy cố gắng diễn đạt một cách hài hước và làm như thể nó là điều vớ vẩn nhất bạn đang suy nghĩ và nhanh chóng tập trung vào hiện tại hay đưa ra ý kiến cho cuộc trò chuyện mà bạn đang tham gia.


4. Làm điều khiến bạn tập trung cao độ



Nó có thể là chơi game, nhảy theo điệu nhạc, chơi một loại nhạc cụ hay tham gia một môn thể thao...vv Những thứ có thể khiến bạn tập trung toàn bộ tâm trí vào nó và nhanh chóng quên đi cơn lo lắng của mình. 







5. Sử dụng sức mạnh ý chí.



Nói đến đây nhiều bạn sẽ ngạc nhiên nhưng đây lại là cách tốt nhất nếu bạn ở trong hoàn cảnh không thể sử dụng những cách thức trên. Đơn giản chỉ cần nắm chặt hai tay và suy nghĩ rằng đây chỉ là cơn lo lắng vẩn vơ và việc bạn kiểm soát nó là điều cần thiết. Một nghiên cứu cho thấy nắm chặt tay làm con người trở nên tự tin, ghi nhớ và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Nhiều người không đủ sức mạnh để từ bỏ những suy nghĩ này nhưng thành quả sau khi bạn thành công, cuộc sống sẽ trở nên suôn sẻ và tốt đẹp lên rất nhiều đấy. Hãy đặt mục tiêu trở thành người bình thường cho mình và cố gắng trong một ngày không có một lo âu nào sau đó đến một tuần, một tháng. Nếu bạn đạt được thành quả bạn sẽ cảm nhận được ngay thôi.





Read More